• CT4, Tòa nhà Vimeco, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội
  • sales@sppaint.vn
    • HOTLINE TƯ VẤN
    • Tư vấn kỹ thuật sơn: 0934518468 (Ms. Thoa)
    • Tư vấn bán hàng Sơn: 0973883409 (Mr. Quyền)
  • Việt Nam English

Bỏ túi ngay các chất xử lý bề mặt chuyên biệt cho mỗi loại vết bẩn

  • 24/02/2020
  • Tin tức

Việc dùng hóa chất xử lý bề mặt rất quan trọng bởi đó là tiền đề để có một lớp sơn bóng mịn, độ bền cao và khả năng bám dính cực kỳ tốt. Chính vì vậy trước khi sơn tĩnh điện các bạn chú ý những bước cơ bản về việc xử lý, để hiểu rõ hơn nữa hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

 

1. Tẩy dầu mỡ

 

Trong quá trình gia công các thiết bị, máy móc được vận hành trong một thời gian liên tục, bởi vậy trên bề mặt sẽ bị dính dầu mỡ. Lớp mỡ này dù rất mỏng tưởng chừng vô hại nhưng lại ảnh hưởng mạnh đến chất lượng vỏ ngoài của máy móc.

 

Máy móc và các thiết bị bị dính dầu mỡ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Ảnh 1: Máy móc và các thiết bị bị dính dầu mỡ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

 

Có thể tiến hành khắc phục tình trạng này bằng rất nhiều biện pháp. Bằng cách sử dụng các dung môi hữu cơ như: tetracloetylen C2Cl4, cacbontetraclorua CCl4, … với đặc điểm nổi trội có thể hòa tốt với chất béo, không ăn mòn các kim loại để tẩy.

 

Ngoài ra,  bạn có thể tẩy trong dung dịch kiềm bằng cách thức điện hóa. Dưới công dụng của dòng điện, khí oxy và hidro thoát ra với tác dụng cuốn theo những hạt mỡ bám trên bề mặt sản phẩm. Cách dùng hóa chất xử lý bền mặt này là một lựa chọn hoàn hảo và nhanh chóng.

2. Tẩy rỉ sét

Kim loại nào cũng được phủ một lớp oxit trên bề mặt hay gọi là rỉ. Bạn có thể sử dụng axit loãng H2SO4 hay axit HCL để tẩy rỉ sét trên bề mặt sản phẩm. Ngoài ra, bạn có thể tẩy rỉ sét theo phương pháp điện hóa với sự tham gia của dòng điện Catot và Anot.

 

Tẩy rỉ sét trên bề mặt sẽ gắn bám rất tốt

Ảnh 2: Tẩy rỉ sét trên bề mặt sẽ gắn bám rất tốt

 

Nếu tẩy gỉ bằng dòng Anot thì bề mặt sản phẩm rất sạch sẽ, hơi nhám nên có độ bám rất tốt. Còn tẩy rỉ sét bằng Catot nên áp dụng cho các vật liệu mạ thép cacbon thì sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

 

>>> Xem thêm: Lưu ý quan trọng khi sử dụng hóa chất xử lý bề mặt kim loại

 

3. Rửa bề mặt với nước

Sau quá trình tẩy dầu mỡ ở trên bề mặt sản phẩm thì bạn nên rửa qua nước rồi mới sang bước tiếp theo để xử lý. Làm như vậy chủ yếu để cho các chất tẩy trên bề mặt không tác động qua lại với nhau ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

 

Qua quá trình nào cũng vậy, sau khi sử dụng hóa chất xử lý bề mặt sản phẩm chúng ta cũng cần phải rửa qua dung dịch nước để làm sạch. Bước này tạo tiền đề cho quá trình sau diễn ra nhanh chóng, đạt hiệu quả tốt nhất.

 

 

4. Tẩy bóng điện hóa học và hóa học

Tẩy bóng điện hóa học sẽ góp phần tạo độ bóng cho  bề mặt, giúp lớp sơn kết dính tốt, kết cấu tinh thể nhỏ, ít lỗ thủng trên bề mặt. Phương pháp này mang tính chất quang học đặc biệt riêng.

 

Cơ chế tẩy bóng hóa học cơ bản thì giống tẩy bóng điện hóa. Nhưng khi bạn sử dụng phương pháp tẩy bóng hóa học thì sẽ xuất hiện những lớp màng mỏng làm cản trở, kìm hãm tác dụng xâm thực của dung dịch với kim loại tại chỗ bị lõm.

 

5. Tẩy nhẹ

Người ta gọi phương pháp dùng hóa chất xử lý bề mặt này là hoạt hóa bề mặt với tác dụng lấy đi những lớp oxit rất mỏng mà mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy.

 

Sử dụng chất tẩy nhẹ tạo độ gắn kết bền bỉ hơn.

Ảnh 3: Sử dụng chất tẩy nhẹ tạo độ gắn kết bền bỉ hơn.

Sau khi bạn tiến hành xong quá trình tẩy nhẹ thì cấu trúc tinh thể nền trên bề mặt sản phẩm sẽ bị lộ ra rõ hơn. Góp phần tăng độ kết dính của lớp sơn với bề mặt cực kỳ hiệu quả.

 

6. Quá trình photphat hóa

Với phương pháp này, bạn phải định hình, điều chỉnh bề mặt sản phẩm góp phần làm cho bề mặt kết tủa thêm mịn màng. Giảm tối đa được thời gian khi qua quá trình photphat hóa.

 

Quá trình photphat hóa tạo tiền đề cho ra sản phẩm chất lượng tốt

Ảnh 4: Quá trình photphat hóa tạo tiền đề cho ra sản phẩm chất lượng tốt.

 

Photphat là một dung dịch có chứa kẽm, quá trình này sẽ tạo ra một lớp màng kẽm  cực kỳ bền trên mặt sản phẩm. Đây chính là quá trình giúp cho sản phẩm không bị ảnh hưởng, bị oxy hóa trong quá trình chờ đợi phun sơn. Và là một lớp keo bám dính cực tốt cho lớp sơn bảo vệ.

 

Bằng các phương pháp sử dụng các chất xử lý bề mặt sản phẩm kỹ trước khi sơn tĩnh điện sẽ giúp tăng hiệu quả, chất lượng của sản phẩm. Với những kinh nghiệm ở bài viết trên mong rằng sẽ giúp ích được cho các bạn.

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy truy cập Website: http://sbc-tt.com/  hoặc liên hệ Hotline 0934518468 của chúng tôi để được hỗ trợ nhé. SBC tự hào cung cấp cho khách hàng những sản phẩm uy tín chất lượng đạt chuẩn ISO cùng với dây chuyền sản xuất hiện đại, giá thành tốt nhất cho mọi nhà.

Bài viết khác